Để tăng cường hơn nữa sức mạnh chiến đấu cho quân và dân ta ở chiến trường Tây Nguyên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân năm 1968. Trung đoàn 209 gồm Tiểu đoàn 7, Tiểu đoàn 8, Tiểu đoàn 9 và các đại đội trực thuộc được lệnh vào chiến trường Tây Nguyên chiến đấu. Sau hơn 20 ngày hành quân đến cuối tháng 2 năm 1968 Trung đoàn 209 đã có mặt tại căn cứ Bộ tư lệnh B3 mặt trận Tây Nguyên. Theo quyết định của Bộ tư lệnh B3 Mặt trận Tây Nguyên, Trung đoàn được biên chế vào đội hình Sư đoàn 1(có mật danh là Nông trường 1). Từ đây E209 mang phiên hiệu Công trường 320, Nông trường 1, Sư đoàn 1. Trung đoàn 209 được thành lập ngày 2/9/1949 trong kháng chiến chống Pháp tại Phú Thọ, từng tham gia 55 ngày đêm tiến công cứ điểm Điện Biên Phủ. Trong quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành đến những năm 1965 - 1968, E209 là một trung đoàn bộ binh tinh nhuệ. Tây Nguyên có vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với miền Nam Việt Nam.
Do vậy, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã thi hành một chính sách tàn bạo để hăm dọa, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc đồng bào dân tộc, nhằm thiết lập bộ máy kìm kẹp để dồn dân vào ấp chiến lược nhằm chia cắt dân với cách mạng. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã liên tiếp vùng dậy đấu tranh chống ách thống trị tàn ác của Mỹ - Ngụy và bè lũ tay sai. Đây chính là chỗ dựa vững chắc cho Trung đoàn thực hiện kế hoạch tác chiến của Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên. Trung đoàn 209 được giao nhiệm vụ hướng tiến công trọng điểm là Sân bay Kleng trung tâm huấn luyện biệt kích, thám báo của Mỹ - Ngụy do 1 tiểu đoàn Mỹ bảo vệ, với mục đích phối hợp với các hướng tiêu diệt cứ điểm, đánh viện và chuẩn bị bàn đạp đánh sang phía đông của thị xã Kon Tum.
Thực hiện kế hoạch tác chiến của Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên Đảng ủy trung đoàn đã xác định: Đây là trận đánh Mỹ đầu tiên trên chiến trường Tây Nguyên, phải tổ chức nghiên cứu kỹ đặc điểm tình hình, xây dựng cách đánh bí mật, bất ngờ có hiệu quả cao nhất. Để tăng cường công tác trinh sát, nắm tình hình hoạt động của địch và bảo vệ con đường mà đơn vị hành quân đánh Sân bay Kleng.
Ngày 19/3, các tiểu đoàn 7, 9, các đại đội trợ chiến và sở chỉ huy tiền phương của trung đoàn đã tập kết xung quanh vùng núi Chư Tan Kra, Chư Tan An, sẵn sàng chiến đấu. Rạng sáng ngày 26/3/1968, ba phát pháo báo hiệu của chỉ huy trận đánh bay vụt lên bầu trời đêm và tiếng kèn đồng xung trận vang vọng. Lập tức tiếng mìn DH10 dựng chếch để thổi tung hàng rào dây thép gai thi nhau nổ. Cửa mở. Đồng loạt những tiếng thét xung phong vang lên từ bốn phía. Quân ta xung phong, lớp nọ ngã xuống lớp kia xông lên. Đó là xung phong chớp nhoáng, mãnh liệt và đồng loạt của bộ binh C1 và C2 ngay từ phút đầu nổ súng, đã vượt qua cửa mở xông thẳng vào đánh chiếm các ụ súng, rồi nhanh chóng phát triển vào trung tâm đánh phá trận địa pháo và sở chỉ huy của địch, với lối đánh táo bạo bằng thủ pháo, lựu đạn, tiểu liên bắn gần, bất chấp sự chống trả điên cuồng của địch trong cơn tuyệt vọng đã oanh tạc bừa bãi bằng mọi thứ bom. Đó là sự hiệp đồng của các phân đội trợ chiến chi viện đắc lực cho bộ binh xông lên diệt địch. Khoảng 4 giờ sáng, quân ta đã hoàn toàn chiếm được phía tây căn cứ và trận địa pháo, buộc quân Mỹ phải huy động các trung đội trinh sát, công binh tổ chức phòng ngự khu vực chỉ huy sở và chúng đã điều một đại đội bí mật gần căn cứ đánh từ hướng tây bắc vào căn cứ để giải nguy.
Những tấm gương chiến đấu anh dũng, quên mình như tiếp thêm ý chí, sức mạnh để chiến sĩ ta tiến lên diệt địch. Như đại đội trưởng Ngô Xuân Lâm một mình ôm bọc phá xông lên diệt lô cốt địch cho bộ đội xung phong, rồi sau đó chỉ huy bộ đội chiến đấu liên tục cho đến lúc hy sinh. Đại đội phó Nhạc (đại đội 1) bị thương nhưng vẫn tiếp tục chỉ huy bộ đội chiến đấu. xạ thủ Nguyến Công Trực một mình bắn 7 quả đạn B41…Ròng rã tới khi trời hừng sáng cả trận địa trong đó có cả trận địa pháo đã nằm gọn trong tay quân ta. Những tên lính Mỹ cuối cùng của sư đoàn co cụm lại duy nhất trong chiếc lô cốt mẹ trên điểm cao 995, chiến sĩ ta không còn hỏa lực mạnh: như B40, B41 để tiêu diệt. Trực thăng Mỹ bắt đầu ùa tới đổ quân tái chiếm cao điểm. Trận đánh kết thúc vào khoảng 7giờ sáng ngày 26/3 ta bị thương và hy sinh hơn 200 đồng chí, nhưng trận địa pháo của địch hoàn toàn bị phá hủy và khoảng 204 tên Mỹ đã bị tiêu diệt.
Buổi sáng ngày 26/3 năm ấy, hơn 70% lính mũ sắt Hà Nội tham gia trận đánh đầu đời đã không trở về nơi dấu quân, một số người đã chết trong bệnh xá tiền phương, hơn 135 người đã nằm lại đỉnh Chư Tan Kra. Tất cả họ đều đánh trận đầu tiên trong đời ở Chư Tan Kra ngày 26/3/1968 và không ít người trong số họ đã vĩnh viễn nằm lại tại dãy núi này trước lúc bình minh lên.
Trận đánh tại điểm cao 995 của Trung đoàn 209 là trận đánh mở màn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên. Trận đánh đã thể hiện ý chí kiên cường, tinh thần chiến đấu gan dạ, không sợ hy sinh của cán bộ “Cảm tử cho tổ quốc quyết sinh” của chiến sĩ Trung đoàn 209, đó chính là truyền thống của một trung đoàn đã được xây dựng từ những ngày đầu chống thực dân Pháp xâm lược, và truyền thống đó lại được tiếp tục phát huy trên chiến trường chống Mỹ cứu nước, góp phần vào thắng lợi chung trong cuộc tổng tấn công Mậu thân năm1968 và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Điểm cao 995 - Chư Tan Kra |
Do vậy, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã thi hành một chính sách tàn bạo để hăm dọa, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc đồng bào dân tộc, nhằm thiết lập bộ máy kìm kẹp để dồn dân vào ấp chiến lược nhằm chia cắt dân với cách mạng. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã liên tiếp vùng dậy đấu tranh chống ách thống trị tàn ác của Mỹ - Ngụy và bè lũ tay sai. Đây chính là chỗ dựa vững chắc cho Trung đoàn thực hiện kế hoạch tác chiến của Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên. Trung đoàn 209 được giao nhiệm vụ hướng tiến công trọng điểm là Sân bay Kleng trung tâm huấn luyện biệt kích, thám báo của Mỹ - Ngụy do 1 tiểu đoàn Mỹ bảo vệ, với mục đích phối hợp với các hướng tiêu diệt cứ điểm, đánh viện và chuẩn bị bàn đạp đánh sang phía đông của thị xã Kon Tum.
Thực hiện kế hoạch tác chiến của Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên Đảng ủy trung đoàn đã xác định: Đây là trận đánh Mỹ đầu tiên trên chiến trường Tây Nguyên, phải tổ chức nghiên cứu kỹ đặc điểm tình hình, xây dựng cách đánh bí mật, bất ngờ có hiệu quả cao nhất. Để tăng cường công tác trinh sát, nắm tình hình hoạt động của địch và bảo vệ con đường mà đơn vị hành quân đánh Sân bay Kleng.
Ngày 19/3, các tiểu đoàn 7, 9, các đại đội trợ chiến và sở chỉ huy tiền phương của trung đoàn đã tập kết xung quanh vùng núi Chư Tan Kra, Chư Tan An, sẵn sàng chiến đấu. Rạng sáng ngày 26/3/1968, ba phát pháo báo hiệu của chỉ huy trận đánh bay vụt lên bầu trời đêm và tiếng kèn đồng xung trận vang vọng. Lập tức tiếng mìn DH10 dựng chếch để thổi tung hàng rào dây thép gai thi nhau nổ. Cửa mở. Đồng loạt những tiếng thét xung phong vang lên từ bốn phía. Quân ta xung phong, lớp nọ ngã xuống lớp kia xông lên. Đó là xung phong chớp nhoáng, mãnh liệt và đồng loạt của bộ binh C1 và C2 ngay từ phút đầu nổ súng, đã vượt qua cửa mở xông thẳng vào đánh chiếm các ụ súng, rồi nhanh chóng phát triển vào trung tâm đánh phá trận địa pháo và sở chỉ huy của địch, với lối đánh táo bạo bằng thủ pháo, lựu đạn, tiểu liên bắn gần, bất chấp sự chống trả điên cuồng của địch trong cơn tuyệt vọng đã oanh tạc bừa bãi bằng mọi thứ bom. Đó là sự hiệp đồng của các phân đội trợ chiến chi viện đắc lực cho bộ binh xông lên diệt địch. Khoảng 4 giờ sáng, quân ta đã hoàn toàn chiếm được phía tây căn cứ và trận địa pháo, buộc quân Mỹ phải huy động các trung đội trinh sát, công binh tổ chức phòng ngự khu vực chỉ huy sở và chúng đã điều một đại đội bí mật gần căn cứ đánh từ hướng tây bắc vào căn cứ để giải nguy.
Những tấm gương chiến đấu anh dũng, quên mình như tiếp thêm ý chí, sức mạnh để chiến sĩ ta tiến lên diệt địch. Như đại đội trưởng Ngô Xuân Lâm một mình ôm bọc phá xông lên diệt lô cốt địch cho bộ đội xung phong, rồi sau đó chỉ huy bộ đội chiến đấu liên tục cho đến lúc hy sinh. Đại đội phó Nhạc (đại đội 1) bị thương nhưng vẫn tiếp tục chỉ huy bộ đội chiến đấu. xạ thủ Nguyến Công Trực một mình bắn 7 quả đạn B41…Ròng rã tới khi trời hừng sáng cả trận địa trong đó có cả trận địa pháo đã nằm gọn trong tay quân ta. Những tên lính Mỹ cuối cùng của sư đoàn co cụm lại duy nhất trong chiếc lô cốt mẹ trên điểm cao 995, chiến sĩ ta không còn hỏa lực mạnh: như B40, B41 để tiêu diệt. Trực thăng Mỹ bắt đầu ùa tới đổ quân tái chiếm cao điểm. Trận đánh kết thúc vào khoảng 7giờ sáng ngày 26/3 ta bị thương và hy sinh hơn 200 đồng chí, nhưng trận địa pháo của địch hoàn toàn bị phá hủy và khoảng 204 tên Mỹ đã bị tiêu diệt.
Buổi sáng ngày 26/3 năm ấy, hơn 70% lính mũ sắt Hà Nội tham gia trận đánh đầu đời đã không trở về nơi dấu quân, một số người đã chết trong bệnh xá tiền phương, hơn 135 người đã nằm lại đỉnh Chư Tan Kra. Tất cả họ đều đánh trận đầu tiên trong đời ở Chư Tan Kra ngày 26/3/1968 và không ít người trong số họ đã vĩnh viễn nằm lại tại dãy núi này trước lúc bình minh lên.
Trận đánh tại điểm cao 995 của Trung đoàn 209 là trận đánh mở màn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên. Trận đánh đã thể hiện ý chí kiên cường, tinh thần chiến đấu gan dạ, không sợ hy sinh của cán bộ “Cảm tử cho tổ quốc quyết sinh” của chiến sĩ Trung đoàn 209, đó chính là truyền thống của một trung đoàn đã được xây dựng từ những ngày đầu chống thực dân Pháp xâm lược, và truyền thống đó lại được tiếp tục phát huy trên chiến trường chống Mỹ cứu nước, góp phần vào thắng lợi chung trong cuộc tổng tấn công Mậu thân năm1968 và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Tác giả bài viết: Hoàng Đình Chung