Người dân Xê Đăng ở vùng Tây Nguyên để dành thịt chuột gác bếp cho các dịp lễ, cưới hỏi, mời khách.
Sâm Ngọc Linh được trồng chủ yếu ở các xã vùng núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam), huyện Đăk Tô (Kon Tum). Sau một thời gian khai thác quá mức tưởng chừng cạn kiệt, giống sâm quý đã được gây dựng lại với diện tích hàng trăm ha tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum). Đỉnh núi cao 2.600 m quanh năm mù sương, ẩm ướt chỉ có loài chuột núi, sóc và chim trĩ sinh sống. Chúng ăn tất cả những gì liên quan đến sâm nên được coi là món ăn "quý tộc" của người dân bản địa.
Vùng núi Ngọc Linh có người dân tộc Xê Đăng sinh sống. Trong mỗi dịp tết, ngày lễ, vào nhà mới, đám hỏi, đám cưới phải có món thịt chuột, chim, lợn treo gác bếp để tiếp đãi khách quý.
"Chuột núi ăn sâm thường có màu lông vàng ánh đỏ, mắt thường khó phát hiện bởi chúng giống lá cây, nên phải quan sát kỹ mới bắt được", A Luận ở xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) cho biết.
Loài chuột thường xuất hiện nhiều khi hạt cây sâm Ngọc Linh chín đỏ. Để bắt loài chuột núi tinh khôn này, bà con Xê Đăng làm những chiếc bẫy đơn giản ở hốc đá, gốc cây mà chuột hay lưu trú. Chuột đi qua vướng vào bẫy, hòn đá rơi xuống đè lên người chúng. Hoặc khi phát hiện chuột tàn phá sâm, người dân theo dõi dấu chân hoặc tiếng động trên lá sau đó thả mồi cố định ở một chỗ. Sau 2-3 ngày, họ đặt bẫy hoặc dùng ná cao su bắn. Người dân khá hiểu về tập tính loài chuột núi nên thường đi bắt vào ban đêm.
Quanh cánh rừng này, hơn 300 người làm công việc trông coi vườn sâm. Hầu hết là nam giới, mỗi người dân bản địa phụ trách một vùng trồng sâm cả ngày lẫn đêm. Đỉnh Ngọc Linh quanh năm mưa gió nên họ thường quây quần quanh bếp lửa. Nguồn khói từ bếp làm chín thức ăn và phơi khô quần áo.
Mỗi buổi sáng đi săn về, người dân sẽ làm sạch chuột và treo chúng lên gác bếp cho tới khi khô quắt để tránh bị thối.
Chuột núi là loại thịt ngon nhất trong các loại thịt thú ở núi Ngọc Linh. Mỗi khi bắt được chuột, bà con đều để lại ăn chứ không bán.
Mỗi khi có khách quý đến nhà, người Xê Đăng sẽ mang chuột ra đãi. Khi lấy chuột trên gác bếp xuống, họ sẽ đập hết bồ hóng (bụi than) rồi rửa sạch và cho lên bếp nướng.
Món chuột nướng ăn ngon nhất khi còn nóng và ngồi quanh bếp lửa uống cùng rượu.
Thịt chuột khi ăn có mùi thơm, dai, vị hơi đắng, xương giòn, da giòn.
Ngọc Thành
Sâm Ngọc Linh được trồng chủ yếu ở các xã vùng núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam), huyện Đăk Tô (Kon Tum). Sau một thời gian khai thác quá mức tưởng chừng cạn kiệt, giống sâm quý đã được gây dựng lại với diện tích hàng trăm ha tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum). Đỉnh núi cao 2.600 m quanh năm mù sương, ẩm ướt chỉ có loài chuột núi, sóc và chim trĩ sinh sống. Chúng ăn tất cả những gì liên quan đến sâm nên được coi là món ăn "quý tộc" của người dân bản địa.
Vùng núi Ngọc Linh có người dân tộc Xê Đăng sinh sống. Trong mỗi dịp tết, ngày lễ, vào nhà mới, đám hỏi, đám cưới phải có món thịt chuột, chim, lợn treo gác bếp để tiếp đãi khách quý.
"Chuột núi ăn sâm thường có màu lông vàng ánh đỏ, mắt thường khó phát hiện bởi chúng giống lá cây, nên phải quan sát kỹ mới bắt được", A Luận ở xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) cho biết.
Loài chuột thường xuất hiện nhiều khi hạt cây sâm Ngọc Linh chín đỏ. Để bắt loài chuột núi tinh khôn này, bà con Xê Đăng làm những chiếc bẫy đơn giản ở hốc đá, gốc cây mà chuột hay lưu trú. Chuột đi qua vướng vào bẫy, hòn đá rơi xuống đè lên người chúng. Hoặc khi phát hiện chuột tàn phá sâm, người dân theo dõi dấu chân hoặc tiếng động trên lá sau đó thả mồi cố định ở một chỗ. Sau 2-3 ngày, họ đặt bẫy hoặc dùng ná cao su bắn. Người dân khá hiểu về tập tính loài chuột núi nên thường đi bắt vào ban đêm.
Quanh cánh rừng này, hơn 300 người làm công việc trông coi vườn sâm. Hầu hết là nam giới, mỗi người dân bản địa phụ trách một vùng trồng sâm cả ngày lẫn đêm. Đỉnh Ngọc Linh quanh năm mưa gió nên họ thường quây quần quanh bếp lửa. Nguồn khói từ bếp làm chín thức ăn và phơi khô quần áo.
Mỗi buổi sáng đi săn về, người dân sẽ làm sạch chuột và treo chúng lên gác bếp cho tới khi khô quắt để tránh bị thối.
Chuột núi là loại thịt ngon nhất trong các loại thịt thú ở núi Ngọc Linh. Mỗi khi bắt được chuột, bà con đều để lại ăn chứ không bán.
Mỗi khi có khách quý đến nhà, người Xê Đăng sẽ mang chuột ra đãi. Khi lấy chuột trên gác bếp xuống, họ sẽ đập hết bồ hóng (bụi than) rồi rửa sạch và cho lên bếp nướng.
Món chuột nướng ăn ngon nhất khi còn nóng và ngồi quanh bếp lửa uống cùng rượu.
Thịt chuột khi ăn có mùi thơm, dai, vị hơi đắng, xương giòn, da giòn.
Ngọc Thành